Fed là gì? Ảnh hưởng của nó đến thị trường forex như thế nào?

Một trong những tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới có ảnh hưởng lớn đến thị trường forex, đó là Fed – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Không những vậy, những quyết định của nó còn làm cho cán cân thương mại quốc tế chao đảo. Vậy Fed là gì? Nó có những công cụ nào?….



Fed là gì?

Fed là viết tắt của cụm từ “Federal Reserve System”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Fed còn được hiểu là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Đây là Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới. Fed vừa thuộc sở hữu Nhà nước, vừa thuộc sở hữu tư nhân. Sứ mệnh của Fed là nhằm đảm bảo 3 mục tiêu chính cho nước Mỹ. Đó là: Tạo việc làm tối đa, đảm bảo giá cả hàng hóa ổn định và lãi suất dài hạn vừa phải.

Với quyền hạn và sức mạnh của mình, Fed điều tiết thị trường tài chính Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và dòng chảy của đồng USD. Đến lượt mình, với sức mạnh vốn có của đồng USD, nó lại ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ (forex) và hàng hóa không chỉ của Hoa Kỳ mà còn của cả thế giới.

Fed được thành lập ngày 23/12/1913, có trụ sở chính tại Eccles Building, Washington, D.C.

Website: http://www.federalreserve.gov/

Lịch sử hình thành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Trước năm 1913, nước Mỹ không có ngân hàng trung ương. Khi đó, thị trường tài chính Mỹ được điều tiết bởi “Đạo luật Ngân hàng quốc gia“, ban hành vào năm 1863. Nhưng sau đó, một loạt các biến động ngân hàng năm 1873, 1893 và 1907 đã khiến Hoa Kỳ phải xem xét lại.

Quốc hội Mỹ sau đó đã lập ra một ủy ban cải cách tài chính, đứng đầu là một nghị sỹ đảng Cộng Hòa tên Nelson Aldrich. Nelson đã lập ra một nhóm để khảo sát ý kiến của các ngân hàng thương mại, đồng thời nghiên cứu hệ thống tài chính của các nước tiên tiến trên thế giới.

Sau quá trình nghiên cứu, họ nhận thấy hệ thống tài chính của Anh và Đức là hiệu quả nhất. Đó chính là mô hình ngân hàng trung ương, một tổ chức của Chính phủ có vai trò và quyền hạn cao nhất trong việc điều tiết hệ thống tài chính quốc gia.

Nhóm sau đó đã soạn thảo một dự luật gọi là “dự luật Aldrich“. Trong đó có đề xuất thành lập “Tổ chức Dự trữ liên bang” (Federal Reserve Association. Nhưng rất tiếc, đạo luật này đã không được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1911.

Tuy nhiên nó lại được Tổng thống lúc đó là Woodrow Wilson ủng hộ. Wilson đã thuyết phục được các phe phái trong đảng Dân Chủ và Thống đốc các bang miền Nam và miền Tây xa xôi về lợi ích và tính ưu việt của ý tưởng này. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ không chỉ tập trung ở thủ đô hay một nơi nào khác, mà nó được phân tán địa điểm và quyền lực ra 12 bang. Tuy nhiên New York vẫn là chi nhánh được hưởng một số quyền hạn ưu đãi nhất.

Cuối cùng, năm 1913, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang“. Ý tưởng chủ đạo của nó lấy từ “dự luật Aldrich“. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chính thức đi vào hoạt động năm 1915. Paul Warburg được chỉ định làm người đứng đầu tổ chức này.

Fed sau đó ngày càng hoàn thiện và thể hiện vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Cơ cấu tổ chức của Fed

Cau-truc-cua-fed-min

Cấu trúc xương sống của Fed bao gồm:

  • Hội đồng thống đốc
  • Ủy ban thị trường
  • Các Ngân hàng của Fed
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)

Hội đồng thống đốc Fed 

Bao gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Mỹ và được phê chuẩn bởi Quốc Hội. Mặc dù vậy, Hội đồng này lại không nhận tài trợ từ Quốc hội. Fed cũng đứng độc lập với Chính phủ, hoạt động theo cơ chế dân chủ. Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ. Nhiệm kỳ của Hội đồng thống đốc kéo dài tận 14 năm, trải qua nhiều đời Tổng thống.

Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Nó cũng giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.

Ủy ban thị trường

Ủy ban thị trường cũng bao gồm 7 thành viên. Trong số này thì có 5 thành viên đến từ các chi nhánh của Fed ở các địa phương, 2 thành viên còn lại đến từ các ngân hàng khác có tham gia cổ phần. Nhiệm kỳ của 2 thành viên còn lại được luôn phiên từ 2 đến 3 năm một lần.

Các chi nhánh và ngân hàng thành viên của Fed tại địa phương

Hoạt động theo mô hình phân tán quyền lực nên Fed có 12 Cục dự trữ liên bang tại các địa phương.

Điều đặc biệt của Ngân hàng Trung ương Mỹ so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới là các Cục dự trữ liên bang tại địa phương lại được sở hữu bởi tư nhân. Và vì vậy nó cũng bị phân tán quyền lực ra các địa phương.

Các Cục dữ trữ liên bang tại địa phương hoạt động như các ngân hàng cổ phần. Cổ phần của nó được đóng góp bởi các ngân hàng tư nhân, gọi là các ngân hàng thành viên của Fed. Các Cục dữ trữ địa phương đều được quyền in tiền. Tất cả tiền của Mỹ đều được in và phát hành ra thị trường từ một trong 12 cục dự trữ liên bang này.

Mỗi ngân hàng Fed tại địa phương được ký hiệu bằng chữ cái. Những chữ cái này in trên giấy bạc mà chúng phát hành.

Fed có tất cả 12 Cục dự trữ liên bang tại địa phương, bao gồm:

Chi-nhanh-cuc-du-tru-fed-1-min

Chi-nhanh-cuc-du-tru-fed-2-min

Vai trò và nhiệm vụ của Fed là gì?

Fed có các vai trò và nhiệm vụ như sau:

  1. Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia nhằm tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
  2. Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng. Đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn. Bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
  3. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
  4. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ. Đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Các công cụ mà Fed sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ là gì?

Cac-cong-cu-cua-fed-la-gi

Phần trên chúng ta có nói đến sức mạnh và sự ảnh hưởng của Fed đến nền kinh tế Mỹ và cả thị trường tiền tệ, cán cân thương mại thế giới là rất lớn. Mỗi khi Fed chuẩn bị đưa ra các quyết định thì không chỉ các nhà đầu tư forex, mà cả các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới đều phải dõi theo.

Và dưới đây chính là 3 công cụ mà Fed dùng để thực thi chính sách tiền tệ.

Mua và bán trái phiếu chính phủ

Khi Fed mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Tiền lưu thông tăng khiên lãi suất giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng.

Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại. Tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. (Xem thêm: Nghiệp vụ thị trường mở).

Quy định lượng tiền mặt dự trữ

Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed

Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay.

Bài viết được đăng bởi: Forex Sfx Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *